x

x

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

MÁY ĐÁNH CHỮ



 
Cặp vợ chồng không muốn nhắc tới cái chữ SEX trước mặt con cái, đành dùng 2 chữ  "viết thư"   "máy đánh chữ"  làm ám hiệu.
Một hôm kia, ông chồng sai con đi kêu mẹ đem máy đánh chữ vô phòng cho ba viết thư.
Ðứa con quay trở lại nói:
- Mẹ bảo rằng ba không thể xài máy đánh chữ được tại vì hôm nay máy đánh chữ có “băng mực”.
Qua ngày hôm sau, bà vợ sai con đi nói cho ba biết ba nó có thể viết thư được rồi.
Ðứa con quay trở lại nói:
- Ba bảo rằng tối hôm qua ba đã viết thư bằng tay mất rồi.


ST

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

HOA LY


Ly ly hay lily, Bách Hợp, Loa Kèn hay hoa Huệ Tây trắng là bông hoa rất quan trọng và ý nghĩa đối với Cơ Đốc giáo, biểu tượng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily được nhắc đến bằng cái tên "vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng" (the white robed apostles of hope). Lily mọc trong vườn Gethsemane sau khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Easter Lily được cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus. Lily trắng được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh (Madonna Lily - Hoa tượng Thánh Mẫu), và là biểu tượng của sự thanh khiết, trong trắng. Truyền thuyết kể rằng trước kia Lily màu vàng, sau khi được Mẹ Maria cúi xuống hái nó lên, Lily mới hóa thành màu trắng.Trong những bức họa xưa, người ta thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa Lily trắng đến báo tin cho Mary rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Hài Đồng.

Những bức họa khác còn vẽ các thánh đem những bông Lily trắng đến cho Mary và Jesus. Chuyện kể rằng, Thomas nghi ngờ, khăng khăng đòi mở huyệt để xem Người có thật sự đã được lên Thiên Đàng. Khi huyệt mở ra, ông thấy trong huyệt đầy ắp hoa Hồng và hoa Huệ Tây trắng xinh đẹp. Cùng với hoa Hồng, Lily trở thành những bông hoa của Mary. Đối với những người Cơ đốc giáo, Lily trắng còn là bông hoa truyền thống cho mùa lễ Phục Sinh, lễ Truyền Tin như là biểu tượng hân hoan vui mừng trước vẻ đẹp, niềm hy vọng và cuộc sống.

Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã từng tôn vinh Lily trắng lên ngôi cao nhất của các loài hoa. Trong các lễ cưới Hy Lạp và La Mã bấy giờ, người ta đội lên đầu cô dâu vòng vương miện hoa Lily trắng trang hoàng với lúa mì như biểu tượng của sự thanh khiết. Vậy mà Lily cũng là biểu tượng của cái Chết và được đặt trên những ngôi mộ. Ngày xưa, người ta còn tin rằng Lily tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội mà bị xử oan. Truyền thuyết Tây Ban Nha cổ kể rằng ăn cánh hoa Lily sẽ giúp cho người bị biến thành quái vật được trở lại thành người. Lily cũng là một bông hoa phổ biến trong văn minh Do Thái cổ (từ Hebrew - Do Thái cổ của Lily là Shusan) và là bông hoa thiêng của người Assyria cổ. Nó từng được nhắc đến trong kinh Tân Ước. Thời Trung Cổ, theo những quan niệm mê tín, nếu mơ thấy Lily vào mùa xuân báo hiệu một cuộc hôn nhân hạnh phúc và sung túc, ngược lại, nếu mơ thấy Lily vào mùa đông, sẽ là điềm báo sự thất vọng hay sự chết yểu của người yêu. Cũng ở thời kì này, người ta còn dùng Lily trắng (củ của nó), để chữa bệnh. Thế nhưng, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng Lily thực ra không có dược tính và những phương thức chữa bệnh từ Lily vì thế chỉ là huyền thoại.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

SO SÁNH SẢN PHẨM



Vua xe hơi Henry Ford sau khi chết được đưa lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng, Thánh Peter chờ sẵn để đón Ford. Vừa gặp mặt, Thánh Peter thông báo ngay.
- Hồi còn sống, ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc theo dây chuyền cho kỹ nghệ chế tạo xe hơi, làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai ở thiên đàng này.
Sau khi suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng Đế. Lỡ đã hứa, nên Thánh Peter đành dẫn đường cho ông ta. Vừa gặp Thượng Đế, Ford hỏi ngay:
- Lúc ngài chế tạo ra đàn bà, ngài đã suy nghĩ gì?
Thượng Đế nghe xong bèn hỏi lại:
- Ngươi hỏi như vậy là ý gì?
Ford liền trả lời:
- Trong sáng chế của ngài có quá nhiều sai sót. Phía trước bị phồng lên, phía sau bị nhô ra. Máy kêu lớn khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và bảo dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ mỗi 28 ngày là bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống xả quá gần nhau. Đèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu khủng khiếp…
Thượng Đế nghe qua liền bảo:
- Ngươi hãy đợi trong chốc lát để ta xem lại bản thiết kế.
Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư thiết kế và cơ khí trên thiên đàng để xem lại quá trình. Chỉ một lát sau, họ đã trình lại cho Thượng Đế bản báo cáo. Xem xong, Người phán:
- Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng! Sáng chế của ta quả là có nhiều sai sót, nhưng nếu tính về độ phổ dụng thì gần 98% đàn ông trên thế giới sử dụng sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi.

ST

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

HẾT ĐIÊN

Tại bệnh viện tâm thần, bác sĩ nói với một bệnh nhân muốn xin về:

- Ðược thôi, nếu anh thật sự khỏi bệnh.

- Ồ! Em khỏi từ lâu rồi, thưa bác sĩ.

- Vậy khi ra viện, anh sẽ làm gì ?

- Em sẽ lấy ná thun bắn bể hết bóng đèn của bệnh viện.

Bệnh nhân được nhốt lại. Một tháng sau, anh ta tiếp tục đòi về. Bác sĩ hỏi, câu trả lời vẫn như cũ. Bệnh nhân lại được điều trị tiếp. Ba tháng sau, anh ta đòi về. Bác sĩ kiểm tra sự tỉnh táo của anh ta:

- Ra khỏi bệnh viện, anh làm gì?

- Dạ... em về nhà, thưa bác sĩ.

- À, khá lắm! Rồi sao nữa?

- Dạ, em tắm rửa thật sạch sẽ, hớt tóc, cạo râu đàng hoàng.

- Tốt! Sau đó?

- Dạ, em đi chơi phố, làm quen với một cô gái xinh đẹp. Em mời cô ấy đi ăn kem, nghe nhạc hoặc khiêu vũ...

- Tuyệt vời! Anh hết bệnh thật rồi đấy. Nhưng sau khi khiêu vũ?

- Dạ, em sẽ mời cô ấy về nhà, xin cô ấy cởi áo...

- Anh quá lắm nhé! Nhưng cần phải giữ sức khỏe đấy, anh chỉ vừa mới hồi phục thôi đó nghe!

- Bác sĩ đừng lo. Em đề nghị cô ấy cởi áo, rồi xin cái sợi dây thun của nịt ngực cô ấy để làm ná và em sẽ (anh ta gào lên)... sẽ bắn bể hết bóng đèn của bệnh viện. 
 
 
ST
 

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

CHUYỆN HAI NGƯỜI QUÉT RÁC VÀ ĐỔ RÁC

Có thể nói xả rác ngoài đường là một thói quen của người mình phải không ? Có rất nhiều người làm việc này coi như bình thường, rất "tỉnh bơ" ném rác xuống đường khi đi xe đò…  

Xin chia sẻ bài viết :
Chuyện Hai Người Quét Rác (Đào Văn Bình)


Vào sáng Chủ Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắm cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè.

Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:


“Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”

Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
- Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
- Ông nói gì?
– Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
- Bộ đường phố này của ông hả?
Người đàn ông trả lời ngay:
- Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
- Không nhặt thì sao?
Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

* * *

Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên … đang ngạc nhiên đứng đó.

* * *

Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:
- Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?

Sư hiền từ đáp:
- Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác” – đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

* * *

Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

Lời người kể chuyện:
Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.

                                                                                                                 Đào Văn Bình 

ST